Dấu hiệu nhận biết mái tóc hư tổn

10 Dấu Hiệu Nhận Biết Mái Tóc Hư Tổn

 

Một khi tóc đã hư tổn sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí phục hồi. Để tránh cho mái tóc không hư tổn nặng hơn hãy để ý những dấu hiệu nhận biết mái tóc hư tổn này và sớm có biện pháp chăm sóc giúp tóc khỏe hơn.  

Ông bà ta có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”, thế nên tóc cũng cần được yêu thương và chăm sóc. Nhưng tóc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất tạo kiểu, nhiệt độ cao hay do chăm sóc không đúng cách khiến tóc bị khô xơ và hư tổn.

Hãy cùng Gramix tham khảo những dấu hiệu cảnh báo tóc hư tổn dưới đây nhé! 

1. Tóc chẻ ngọn sau khi cắt 

Tóc chẻ ngọn là dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất của mái tóc hư tổn. Thông thường tóc chẻ ngọn sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi cắt/tỉa tóc từ ít nhất là 1 đến 2 tháng. 

Bạn muốn khắc phục tình trạng tóc chẻ ngọn thì nên sử dụng các sản phẩm dầu gội và xả giàu dưỡng chất, protein. Đặc biệt là phải thường xuyên đi cắt/tỉa đuôi tóc vài tháng 1 lần. 

Mách bạn một mẹo nhỏ để kiểm tra xem tóc có bị chẻ ngọn hay không. Đó là quấn tóc theo từng nhỏ quanh ngón tay hoặc 1 chiếc bút. Bất kỳ sợi tóc nào nhô ra khỏi ngón tay hay chiếc bút là biểu hiện của tóc bị chẻ ngọn. 

toc-che-ngon

2. Tóc khô xơ 

Có nhiều yếu tố làm mái tóc bị khô, xơ như thời tiết thay đổi, bị tác động nhiệt độ cao, tiếp xúc hóa chất nhiều, cách chăm sóc tóc sai…. Đây cũng là dấu hiệu hư tổn, cảnh báo bạn cần thay đổi thói quen chăm sóc. 

Nhìn chung, tóc khô xơ là tình trạng hư tổn do thiếu protein, khiến mái tóc mất vẻ bồng bềnh, suôn bóng và đầy sức sống vốn có. Thường tóc khô xơ sẽ xuất hiện cùng với tóc chẻ ngọn. 

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chọn dầu gội có độ pH thấp, từ 4.7 – 6.7 và hạn chế gội đầu quá thường xuyên. Tần suất hợp lý là 2 lần/tuần, sau khi gội nên để tóc khô tự nhiên, tránh dùng máy sấy có nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, bạn cần dùng thêm kem xả, kem ủ, dầu dưỡng để cung cấp độ ẩm cho tóc. 

toc-kho-xo

3. Tóc dễ đứt gãy ở phần giữa 

Muốn nhận biết mái tóc hư tổn hư tổn như thế nào, hãy thử kiểm tra những sợi tóc của bạn sau khi chải. Nếu sợi tóc có độ dài tương ứng với chiều dài mái tóc hiện có thì không phải lo lắng. Nhưng nếu thường xuyên thấy những sợi tóc ngắn, bị đứt ở giữa phần ngọn tóc hay gần đuôi tóc thì chứng tỏ mái tóc đang bị hư tổn. 

Lúc này, tóc đang yếu và bị thiếu chất nên giòn và dễ gãy thân như vậy. Bạn nên thay đổi những thói quen chăm tóc hằng ngày như ít tiếp xúc với nhiệt, gội xả và lau tóc đúng cách, không chải tóc quá nhiều hay cột tóc, kẹp tóc quá chặt. 

Ngoài việc thay đổi thói quen, bạn có thể bổ sung dưỡng chất cho tóc từ bên trong như bổ sung thực phẩm chứa đạm, sắt, Omega-3 hoặc các viên uống có chứa Biotin, Vitamin E,… Để kích thích mọc tóc và nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe, óng mượt. 

4. Tóc mất khả năng đàn hồi 

Một mái tóc khỏe mạnh là tóc có sự đàn hồi tốt, dù bị kéo căng nhưng vẫn nhanh chóng trở lại chiều dài ban đầu của nó. Đặc biệt là khi tóc ướt, “bài” kiểm tra càng chính xác hơn. 

Nếu như sau khi bị kéo, tóc bị quăn lại hoặc đứt ngang thì có thể mái tóc của bạn đang thiếu dưỡng chất protein. Còn nếu chỉ đơn giản bị gãy hay đứt nhanh chóng thì tóc đang bị thiếu độ ẩm. 

Việc phục hồi mái tóc mất khả năng đàn hồi này, bạn nên sử dụng kem ủ và đắp mặt nạ cho tóc từ 1-2 lần/tuần nhằm cung cấp lại độ ẩm và dưỡng chất cho tóc. Nuôi dưỡng và phục hồi lại mái tóc hư tổn. 

5. Tóc rối nhiều và khó gỡ hơn

Khi thấy tóc rối và khó gỡ hơn bình thường thì cũng là lúc bạn cần quan tâm nhiều hơn đến mái tóc của mình. Vì khi này, lớp biểu bì của tóc bị tổn thương, tóc trở nên khô xơ, tạo ra sự ma sát lớn khiến các sợi tóc đan cài vào nhau khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để gỡ rối. 

Ngoài ra, tóc bị rối còn mang theo nhiều vấn đề cho tóc như thiếu sức sống, khô xơ, dễ gãy rụng. Thậm chí, sau khi gỡ được tóc rối, tóc cũng không thể trở lại trạng thái thẳng mượt như ban đầu. 

Không khó để khắc phục tình trạng tóc rối này. Các biện pháp cải thiện như: không gội đầu hằng ngày, thường xuyên tỉa tóc, hấp dầu… Bổ sung độ ẩm và giúp các dưỡng chất dễ thấm sâu vào tóc hơn. 

toc-de-roi

6. Da đầu yếu, dễ gàu và ngứa 

Khi bị tổn thương, da đầu sẽ trở nên yếu đi và dễ có những biểu hiện như hay kích ứng, xuất hiện gàu và cảm giác ngứa khó chịu. Tình trạng này kéo dài chính là lời cảnh báo rằng sức khỏe của mái tóc đang bị đe dọa

Nguyên nhân khiến da đầu có gàu và ngứa có thể là do dầu tiết ra quá nhiều, cùng với bụi bẩn, mồ hôi khiến cho các lỗ chân lông bị bít tắc. Từ đó, da đầu cũng yếu đi và khiến tóc khó hấp thu được các dưỡng chất. 

Biện pháp để khắc phục gàu ngứa cho da đầu dễ dàng là sử dụng tẩy tế bào chết cho da đầu, loại bỏ các chất thừa trong lỗ chân lông, mang lại sự thông thoáng cho da đầu. Thêm đó là sử dụng các sản phẩm cân bằng dầu để hạn chế dầu tiết ra nhiều trên tóc.

7. Tóc thay đổi kết cấu và mỏng hơn

Nếu bỗng dưng một ngày, tóc bạn trở nên gồ ghề, lởm chởm hay rụng nhiều hơn khiến tóc mỏng dần đi, thì đó là một trong những dấu hiệu của mái tóc hư tổn. 

Những sản phẩm như keo xịt tóc, keo tạo kiểu giúp mái tóc trở nên bồng bềnh và dày hơn được nhiều chị em yêu thích. Nhưng việc sử dụng thường xuyên khiến cho tóc bị hư tổn vì các thành phần trong những sản phẩm đó. 

Thay vì sử dụng những sản phẩm làm đẹp “cấp tốc”, hãy tích cực và duy trì bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết từ bên trong ra bên ngoài. Khi đó, tóc mới thật sự chắc khỏe và bền đẹp.

Cách trị rụng tóc mùa thu bằng khế chua hiệu quả nhanh chóng tại nhà 

8. Khó khăn trong việc tạo kiểu 

Mái tóc khó tạo kiểu hay khó vào nếp cũng thật sự không phải là vấn đề quá lớn. Mỗi người có một chất tóc khác nhau, có người tóc dễ tạo kiểu, có người tóc lại thô cứng, khó vào nếp. 

Nhưng, bạn nên lo lắng nếu như mái tóc vốn dễ tạo kiểu của mình lại trở nên khó quản lý và thường xuyên không vào nếp. Có thể lúc này, tóc đã bị hư tổn nặng nề, không còn “đủ sức” để duy trì hình dáng và nếp tóc theo mong muốn của bạn. 

Tốt nhất, bạn nên ngừng thay đổi hay tạo kiểu cho tóc với các sản phẩm tạo kiểu hay sử dụng nhiệt độ cao để giảm các tổn thương cho tóc. Nên tập trung, đầu tư phục hồi cho mái tóc, lấy lại vẻ đẹp cho mái tóc của bạn. 

9. Tóc trở nên quá xốp

Sau quá trình tạo kiểu tóc như uốn, nhuộm, tẩy, tóc phải tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ cao sẽ làm mất đi độ ẩm của mái tóc. Giống như da mặt, tóc cũng cần độ ẩm để duy trì sự bóng mượt và tràn đầy sức sống. 

Để kiểm tra xem mái tóc có đang ở tình trạng này không, hãy đặt một vài sợi tóc trong một ly nước. Nếu sợi tóc hấp thụ nước một cách nhanh chóng và trở nên xốp hơn thì thật sự mái tóc đó đang cần được chú ý nhiều hơn. 

Hãy chọn dầu gội có nhiều chất dưỡng, vitamin B5… để cung cấp chất dinh dưỡng cho mái tóc, khôi phục những tổn thương trên tóc và duy trì được độ ẩm cho tóc. 

toc-xop

10. Tóc mọc chậm hơn 

Khi bạn cảm thấy tóc mọc chậm, hoặc phát triển với tốc độ khác nhau ở những vị trí khác nhau thì hãy bắt đầu chăm sóc mái tóc của mình cẩn thận hơn. 

Hãy sử dụng mặt nạ cấp ẩm sâu cho tóc và tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để có thể khắc phục được tình trạng tóc mọc chậm, không đều này. 

Hy vọng bài viết của Shuvl với 10 dấu hiệu nhận biết tóc hư tổn trên sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định mái tóc của mình có đang bị hư tổn hay không, cũng như tìm được những phương pháp khắc phục nhanh chóng và phù hợp nhất với tóc của mình.

Trang chủ

Chữa trị – Chăm sóc

Uốn – Duỗi

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *