Cách Chăm Sóc Tóc Hư Tổn Tại Nhà
Dù mái tóc hư tổn, xơ rối và không còn suôn mượt là nỗi sợ lớn nhất của chị em phụ nữ, nhưng “sức hút” của việc thay đổi kiểu tóc lại khiến chị em không thể chối từ. Dưới tác động của hoá chất, nhiệt độ tóc mất dần đi lớp màng bảo vệ và các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, những tác nhân bên ngoài như nắng, gió, bụi bẩn cũng ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ của mái tóc. Nên chúng ta cần chuẩn bị cho mình cách chăm sóc tóc hư tổn hiệu quả.
Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào khiến tóc bị tổn hại thì chị em cũng không cần phải quá lo lắng, vì giờ đây bạn cũng có thể tự chăm sóc và phục hồi mái tóc của mình ngay tại nhà. Cùng đón xem những cách nào sẽ giúp bạn thay đổi tình trạng sức khoẻ mái tóc của mình.
-
Tóc hư tổn là gì?
- Tóc hư tổn là khi mái tóc mất đi sự mềm mại, suôn mượt cả khi nhìn bằng mắt và chạm bằng tay. Thay vào đó, mái tóc trở nên khô xơ, chẻ ngọn, xỉn màu và dễ gãy rụng, đứt đoạn.
- Tóc hư tổn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng trong đó có 2 yếu tố chính là
- Nguyên nhân bên trong: Sự thay đổi hóc môn (thường ở phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, nam giới mãn dục), stress, căng thẳng, áp lực, di truyền…
- Nguyên nhân bên ngoài: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, thường xuyên thay đổi kiểu tóc (Uốn, Duỗi, Nhuộm,…)
-
Biểu hiện của tóc hư tổn
- Sức khoẻ của mái tóc thường được biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài, thông qua các dấu hiệu nhằm cảnh báo bạn nên có chế độ chăm sóc tóc phù hợp hơn. Nếu bỗng dưng nhận thấy những biểu hiện này trên tóc thì khả năng mái tóc của bạn bị hư tổn là rất cao
- Đuôi tóc bị chẻ ngọn: đây không phải là đặc điểm nổi bật nhưng khi toàn bộ đuôi tóc đều bị chẻ ngọn và có màu như cháy nắng thì cũng đáng để bạn lưu tâm đến sức khoẻ mái tóc của mình.
- Tóc trở nên khô và xoăn: khi bị hư tổn, tóc sẽ trở nên khô và xoăn, thậm chí có những sợi tóc có xu hướng xoăn hơn bình thường và dần trở nên thô cứng, không còn độ mềm mại.
- Tóc rụng nhiều và thưa thớt: tóc tổn thương bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, chân tóc cũng bị yếu đi và rụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, quá trình mọc tóc không thể bù đắp lại số lượng tóc mất đi khiến mái tóc trở nên ngày càng thưa thớt.
- Dễ bị đứt gãy: tình trạng này thường xuyên xuất hiện ở những mái tóc hư tổn. Chỉ cần kéo nhẹ hoặc dùng lược để chải tóc thì sẽ bị đứt/gãy phần tóc ở giữa. Quan sát kĩ sợi tóc, bạn sẽ nhận ra các sợi tóc này sẽ có ngấn ở giữa khiến tóc dễ đứt gãy hơn.
- Mất khả năng đàn hồi: đi kèm với việc dễ đứt gãy thì mất khả năng đàn hồi cũng là một lời cảnh báo về sức khoẻ của mái tóc. Sợi tóc càng mất đi độ đàn hồi, chứng tỏ tình trạng hư tổn càng nặng.
- Gặp khó khăn trong việc gỡ rối: tóc hư tổn thì có xu hướng khô và rối hơn bình thường, việc gỡ rối cho tóc hư tổn cũng không phải là điều dễ dàng. Bởi lúc này, các sợi tóc bị “dính chặt” vào nhau và cũng mất khá nhiều thời gian sau khi gỡ rối để tóc trở lại như bình thường.
- Khó khăn khi tạo kiểu: Khi tóc bị tổn hại, độ chắc khoẻ không còn khiến tóc khó vào được nếp, không thể định hình kiểu dáng mà bạn mong muốn. Khi này, việc cố gắng tạo kiểu cùng với các sản phẩm như gel, mouse sẽ chỉ càng làm mái tóc trở nên hư tổn nhiều hơn.
-
Cách chăm sóc tóc hư tổn tại nhà
- Khi tóc bị tổn thương, chúng cần được chăm sóc đặc biệt bằng những phương pháp riêng biệt để giúp tóc nhanh chóng lấy lại sức sống. Việc phục hồi tóc nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như Mức độ tổn thương tóc là nặng hay nhẹ, chất tóc như thế nào và cơ địa của từng người.
- Dù không thể phục hồi trong một sớm một chiều, nhưng phục hồi tóc hư tổn càng sớm thì càng nhanh chóng có lại sự mềm mượt, óng ả.
3.1 Tẩy tế bào chết cho da đầu
Tế bào chết là thứ ai cũng có và không bao giờ chịu “rời xa”. Mỗi ngày, các tế bào chết lại nhiều hơn làm bí tắc các nang tóc, khiến tóc trở nên yếu hơn và dễ gãy rụng.
Tẩy tế bào chết sẽ giúp các nang tóc thông thoáng, “mở đường” cho các dưỡng chất thấm sâu vào tóc, nuôi dưỡng và phục hồi mái tóc trở nên chắc khoẻ. Tốc độ tóc mọc cũng sẽ nhanh hơn.
Sử dụng dầu gội chỉ giúp làm sạch bụi bẩn, bã nhờn chứ không thể lấy đi hết tế bào chết. Hãy đầu tư một sản phẩm tẩy tế bào chết dành cho da đầu và sử dụng ít nhất 2 lần/tuần. Bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng.
3.2 Gội đầu đúng cách
Gội đầu là bước chăm sóc tóc cơ bản tưởng chừng như ai cũng thuần thục. Nhưng với tóc hư tổn thì cần phải gội như thế nào để da đầu vẫn sạch mà không ảnh hưởng đến mái tóc.
Sử dụng các đầu ngón tay kết hợp cùng các động tác massage da đầu để vừa làm sạch bụi bẩn, bã nhờn vừa kích thích tuần hoàn máu, giúp nang tóc hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn. Lưu ý, không dùng móng tay để cào da đầu, chà xát các sợi tóc quá mạnh sẽ dễ làm tóc gãy rụng nhiều hơn.
Sau khi gội đầu nên lau bớt nước trên tóc, gỡ rối và để tóc khô tự nhiên và chỉ nên gội đầu từ 2-3 lần/tuần để hạn chế tóc mất đi lớp dầu tự nhiên.
3.3 Sử dụng dầu xả khi gội đầu
Sau khi được làm sạch với dầu gội, mái tóc cần được cấp ẩm, cân bằng lại độ pH trên tóc. Đó là lý do vì sao bạn nên sử dụng thêm dầu xả sau khi gội đầu.
Các thành phần trong dầu xả sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho mái tóc, nuôi dưỡng mái tóc và hỗ trợ phục hồi những hư tổn do hoá chất, nhiệt độ cao, môi trường ô nhiễm gây ra như chẻ ngọn, khô xơ, gãy rụng.
Chưa hết, dầu xả còn có công dụng giảm rối, giúp tóc suôn mượt và mềm mại hơn. Mái tóc của bạn trông sẽ khoẻ mạnh hơn sau mỗi lần gội.
3.4 Ủ tóc cùng mặt nạ tóc
Hãy tập thói quen sử dụng mặt nạ tóc bởi đây là một phương pháp khá hữu hiệu để chăm sóc tóc hư tổn của bạn tại nhà. Mặt nạ tóc mang đến khả năng cấp ẩm sâu, đồng thời cung cấp các thêm các chất dinh dưỡng cho tóc.
Nếu không có thời gian, bạn có thể sử dụng những sản phẩm ủ tóc có thương hiệu và đảm bảo về chất lượng. Còn nếu bạn có nhiều thời gian hơn, có thể thử các loại mặt nạ tự nhiên từ trái cây (bơ, chuối..), dầu thực vật (dầu Olive, dầu Nho) hay các thực phẩm có lợi cho mái tóc như trứng gà, mật ong, bia…
Tần suất tốt nhất để đắp mặt nạ là 1-2 lần/tuần và không quá 4 lần/ tháng. Nên ủ tóc ít nhất là 30 phút với các loại mặt nạ này để chất dinh dưỡng thấm vào tóc. Sau đó xả sạch với nước và dầu gội bình thường.
3.5 Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ, hoá chất
Có 2 điều bạn cần tránh nếu muốn phục hồi tóc hư tổn nhanh chóng tại nhà chính là nhiệt độ và hoá chất. Càng tiếp xúc nhiều với hoá chất và nhiệt độ, tóc chỉ càng thêm hư tổn và khó phục hồi.
Nếu đang có thói quen thay đổi kiểu tóc thường xuyên hoặc tiếp xúc lâu dài với nhiệt độ cao (máy sấy, máy duỗi, máy uốn, ánh nắng mặt trời) thì phải thay đổi ngay, Đừng “làm hại” mái tóc của bạn.
Cần che chắn mái tóc bằng mũ, khăn hoặc các sản phẩm chăm sóc tóc có khả năng chống lại tia UV để bảo vệ mái tóc của bạn. Bên cạnh đó, không tiếp xúc với nhiệt độ cao khi không thật sự cần thiết.
3.6 Tăng cường dinh dưỡng cho mái tóc
Không chỉ cần được chăm sóc bên ngoài, tóc cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng từ bên trong để nuôi dưỡng các mầm tóc – những “hạt giống” ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh và phát triển của sợi tóc.
Xây dựng chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu Vitamin B1, B5, B12, C, E… như trứng, sữa, phô mai, thịt, rau xanh và đậu các loại. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm Biotin, Protein thông qua các loại thực phẩm chức năng.
Một chế độ sống lành mạnh cũng sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi tóc hư tổn. Hạn chế thức khuya, căng thẳng và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào và tóc cũng khoẻ mượt hơn. Chăm sóc tóc hư tổn tại nhà không hề khó như mọi người nghĩ. Chỉ cần dành thêm nhiều thời gian chăm sóc mái tóc, chắc chắn sẽ có sự thay đổi đáng kể mà chẳng cần phải tốn quá nhiều tiền đến Salon. Gramix có các sản phẩm hỗ trợ phục hồi tóc hư tổn tại nhà, bạn có thể tham khảo tại đây.