Chăm sóc tóc nối tại nhà

Bí Quyết Chăm Sóc Tóc Nối Tại Nhà

Để sở hữu một mái tóc dài nhưng lại không muốn chờ đợi quá lâu, nhiều chị em đã tìm đến phương pháp nối tóc. Vậy thực sự phương pháp nối tóc là gì và phải chăm sóc tóc nối như thế nào? Khi đã sở hữu một mái tóc nối bạn cần phải làm gì để chăm sóc tóc tốt nhất và liệu bạn đã thật sự chăm sóc tốt cho tóc của mình chưa, vậy thì hãy cùng mình điểm qua các cách dưới đây để cùng nhau chăm sóc cho mái tóc nối của các bạn nhé!

1. Nối tóc là gì?

Nối tóc là phương pháp ghép phần tóc giả bằng tóc thật (hoặc tóc sợi tổng hợp) lên phần tóc thật của người nối tóc nhằm có được mái tóc dài hơn và dày hơn theo mong muốn của người được nối.

Không phải mái tóc nào cũng có thể thực hiện nối tóc bởi thế bạn cần ra salon tóc để tư vấn trước khi thực hiện nối tóc.

Điều kiện để một mái tóc có thể thực hiện nối tóc:

  • Mái tóc của người được nối phải có chiều dài tối thiểu 10cm kể từ gốc đến ngọn.
  • Mái tóc không thể quá thưa để có thể che phủ được hết các mối nối, tránh để lộ mối nối sẽ gây mất thẩm mỹ sau khi nối.
  • Tóc phải đủ chắc khỏe để có thể đeo thêm lọn tóc nối dài và dày hơn nó nhiều lần mà không bị gãy rụng.
  • Tuyệt đối không thực hiện nối tóc khi bị rụng tóc do bệnh lý, không thực hiện nối khi da đầu đang bị mụn nhọt, bong da,…
  • Nối tóc giữ được bao lâu

Thực tế cho thấy rằng tuổi thọ của tóc nối phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn sử dụng, chăm sóc và bảo quản. Điều này sẽ được salon tóc tư vấn khi bạn nối. Cũng như mức giá, tuổi thọ tóc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều thứ hai là việc bạn có biết cách giữ gìn nó hay không. Cụ thể để gia tăng độ bền, bạn cần:

– Vệ sinh mái tóc sạch sẽ

– Gội và sấy đúng cách

– Sử dụng đúng sản phẩm làm sạch chuyên dụng cho tóc nối

– Thực hiện các phương pháp bảo vệ tóc khi ngủ

– Chải đầu nhẹ nhàng và không kéo giật khi bị rối, cần gỡ từ từ từng lọn

– Nếu muốn sử dụng hóa chất tạo kiểu cho tóc nối phải nghiên cứu kỹ càng.

2. Cách chăm sóc tóc nối

Nếu bạn vừa nối tóc cố định, bạn tránh gội đầu trong vòng 24 đến 48 giờ để đảm bảo tránh các tác động của dầu gội vào vị trí mới nối. Sau đó lựa chọn loại dầu gội không chứa sulfate và silicon,xoa bóp da đầu cùng các vị trí nối để làm sạch các vụn bám quanh vị trí nối. Các dầu gội chứa sulfate và silicon có thể làm mềm mối nối và làm tan độ bám dính ở vị trí nối. Đối với bạn sử dụng tóc kẹp, rửa chúng sau mỗi 6 đến 8 lần sử dụng, và đặt chúng trên một chiếc khăn để lau khô.

2.1 Giữ tóc sạch và gội đầu đúng cách

Gội đầu và làm sạch tóc là điều mà ai cũng cần làm, đặc biệt sau khi tạo kiểu, nối tóc. Bạn nên giữ mái tóc sạch sẽ, loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn ở da đầu để phần tóc nối được suôn mượt, khỏe đẹp hơn. Tần suất gội đầu phù hợp là từ 3 – 4 lần/ tuần để đảm bảo tóc luôn sạch mà không khiến da đầu bị tổn thương.

Các thao tác gội đầu cũng cần làm cẩn thận khi nối tóc. Bạn nên gội đầu theo một hướng, massage từ trán hướng ra sau đến đuôi tóc. Khi gội đầu, bạn dùng các đầu ngón tay để xoa bóp theo hướng từ da đầu đến ngọn tóc. Quy tắc này cũng được áp dụng khi xả nước và dùng dầu xả. Ngoài ra, bạn hãy nhớ chải, gỡ tóc rối trước khi gội đầu để bảo vệ tóc không bị gãy rụng.

2.2 Sấy tóc đúng cách

Sau khi gội đầu, nhiều bạn có thói quen sấy tóc để tóc nhanh khô hơn. Nếu tóc bạn là tóc nối, bạn cần lưu khi bước làm khô và sấy tóc, cụ thể như:

  • Bạn thấm tóc khô bằng khăn bông mềm, tránh kéo hay giật mạnh lên tóc.
  • Thấm hết nước trên tóc sau đó mới dùng máy sấy để sấy tóc ở nhiệt độ thấp.
  • Tóc cần khô ít nhất 60% trước khi bạn chải đầu hay tạo kiểu tóc.
  • Giữ cho máy sấy cách tóc một khoảng 10 – 20cm để không làm tóc và da đầu bị tổn thương.

2.3 Bảo vệ tóc khi ngủ

Dù có nối tóc hay không, bạn cũng không nên đi ngủ khi tóc và da đầu còn ẩm, ướt. Điều này dễ khiến tóc rối xù, chân tóc bị tổn thương và dễ gây nấm da đầu. Khi đi ngủ, tóc dễ bị kéo mạnh do đó bạn cần bảo vệ tóc cẩn thận.

Cách chăm sóc tóc nối khi ngủ đơn giản nhất là tết tóc trước khi ngủ. Bạn không nên tết quá chặt mà chỉ cần cố định tóc gọn gàng. Cách này sẽ giúp hạn chế việc tóc bị rối, đè kéo trong khi ngủ.

2.4 Bảo vệ tóc

Bên cạnh việc dưỡng tóc thì mái tóc nối cũng cần được bảo vệ đúng cách. Nếu bạn yêu thích thể thao, bơi lội,.. đừng quên bảo vệ tóc trước mồ hôi và bụi bẩn từ môi trường. Khi đi bơi, hãy sử dụng mũ bơi để bảo vệ tóc khỏi muối biển hay chất hóa học trong nước bể bơi.

Những tác nhân này có thể khiến tóc nhanh hư tổn hơn. Đồng thời, đừng quên che chắn mũ nón, thoa dầu dưỡng lên tóc trước khi ra đường hay chơi bất kỳ môn thể thao nào. Các bước này đặc biệt cần thiết nếu bạn đang sở hữu một mái tóc nối.

2.5 Chải đầu nhẹ nhàng khi chăm sóc tóc nối

Một vấn đề mà khi nối tóc bạn dễ gặp phải chính là tóc dễ bị rối và không suôn mượt. Khi chải đầu cho tóc nối, bạn cần dùng lực nhẹ nhàng, không kéo giật khiến các mối nối đứt gãy, giãn mối nối. Bên cạnh đó, việc chải đầu khi tóc còn ướt nên hạn chế nếu không muốn tóc yếu và rụng nhiều hơn.

2.6 Hạn chế hóa chất khi chăm sóc tóc nối

Nhiều bạn nghĩ rằng, sau khi nối tóc có thể tạo kiểu, uốn nhuộm thoải mái vì đây không phải tóc thật. Tuy nhiên các lọn tóc được nối vào không được bổ sung dưỡng chất sẽ dễ bị hư tổn, chẻ ngọn. Do đó việc tác động nhiệt và hóa chất quá thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của mái tóc nối.

Để giữ được mái tóc bồng bềnh, tự nhiên cũng như giữ cho phần tóc nối bền lâu hơn, bạn nên hạn chế hóa chất. Bên cạnh đó, đừng quên nâng mối nối sau 2-3 tháng để phần tóc mới mọc ra không làm lộ mối nối.

2.7 Nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe từ bên trong

Mái tóc đẹp khỏe không chỉ cần được chăm sóc từ bên ngoài mà còn cần cả sự nuôi dưỡng từ bên trong. Chăm sóc cơ thể khỏe mạnh, cải thiện mái tóc tự nhiên dày đẹp giúp bạn không còn cần đến việc nối tóc để có tóc dài.

Việc chăm sóc tóc nối hay tóc tự nhiên có thể áp dụng phương pháp dùng thực phẩm chức năng. Nhiều sản phẩm bổ sung dưỡng chất tốt cho mái tóc phổ biến được đông đảo người tin dùng và đánh giá cao.

Trong quá trình áp dụng cách chăm sóc tóc sau nối, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Bạn hãy lựa chọn các salon tóc chất lượng để nối tóc, đảm bảo các cơ chế bảo hành và dưỡng tóc sau khi nối.
  • Bạn nên đến salon để hấp tóc, chăm sóc tóc nối định kỳ để giảm nguy cơ tóc hỏng, hư tổn…
  • Không nên thường xuyên nối tóc mà cần cho tóc nghỉ ngơi một thời gian sau mỗi lần nối. Nếu nối liên tục, tóc thật của bạn sẽ yếu đi và rụng nhiều nếu không được chăm sóc đúng cách.
  • Hãy chọn các loại dầu gội, xả hay sản phẩm dưỡng tóc dành riêng cho tóc nối hay tóc đã tạo kiểu để mái tóc bạn được nâng niu cẩn thận nhất.

Mái tóc đẹp, suôn mượt cần được bảo vệ từ trong ra ngoài, do vậy, hãy lưu lại các thông tin trong bài để nhanh chóng có được mái tóc ưng ý.

Trang chủ

Chữa trị – Chăm sóc
Uốn – Duỗi

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *